Lịch sử Thủ_thư

Thời cổ đại

Những người Sumer là những nhân viên đầu tiên được đào tạo để lưu giữ bản lưu trữ của các tài liệu.[1] "Người được đào tạo về những cuốn sách" ("Masters of the books") hay "Những người giữ bản thảo" ("Keepers of the Tablets") là những người chép sách (scribes) hay các lãnh tụ tôn giáo (priests) được đào tạo để xử lý số lượng lớn và phức tạp của các bản lưu trữ này. Mức độ khó khăn của công việc thì vẫn chưa xác định được.[2]

Đôi khi trong thế kỉ thứ 8 trước công nguyên, Ashurbanipal, Vua của nước Assyria, xây dựng một cung điện tại Nineveh, Mesopotamia. Ashurbanipal là người đầu tiên trong lịch sử cho rằng Thư viện viên là một nghề chính thức.[3]  Chúng ta biết rằng có ít nhất một người "Người giữ bản thảo" được thuê để quản lý hang ngàn bảng viết tay của người Babylon và Sumer, bao gồm các áng văn chương, lịch sử, lời tiên tri, bài tính về thiên văn, bảng toán học, bảng ngữ pháp học và ngôn ngữ học, những cuốn từ điển, giấy tờ thương mại và sách Luật.[2][4] Tất cả bảng viết tay này được phân loại và sắp xếp theo một thứ tự logic theo chủ đề, thể loại, và đều được dán ký hiệu phân loại.[3]

Thư viện vĩ đại của vua Alexandria, được Ptolemaios I thành lập sau cái chết của Alexander vĩ đại vào năm 323 trước công nguyên để lưu trữ toàn bộ tác phẩm văn chương của người Hy Lạp.[2]. Nó đặc biệt vì những thư viện viên tài năng của nó: Demetrius, Zenodotus, Eratosthenes, Apollonius, Aristophanes, Aristarchus và Callimachus.[3] Những học giả này có đóng góp to lớn cho bộ sưu tập và thư mục của khối lượng khổng lồ các cuộn văn bản trong bộ sưu tập của thư viện. Quan trọng nhất, Callimachus đã xây dựng cái được cho là mục lục chủ đề (subject catalogue) đầu tiên của Thư viện được duy trì cho đến ngày nay, được gọi là Pinakes. Pinakes chứa 120 cuộn giấy được phân thành 10 lớp chủ đề, mỗi lớp lại được chia thành lớp nhỏ hơn, liệt kê tên tác giả theo thứ tự ABC.[2] Những thư viện viên của Thư viện Alexandria được xem là "Những người bảo vệ sự học"..[5]

Cuối thời kì Cộng hòa La Mã và đầu thời kì chuyên chế La Mã, bất kì nhà quý tộc nào cũng có Thư viện riêng trong nhà. Nhiều nhà quý tộc như Cicero, có hẳn một mục lục cho thư viện của mình, và rất tự hào về số lượng tài liệu ông ta có. Những người khác như là Lucullus, trở thành một thư viện viên khi cho mượn những cuộn tài liệu trong bộ sưu tập của họ.[2] Nhiều hoàng đế La Mã biến những thư viện công cộng trở thành một phần của chiến dịch lấy lòng dân chúng. Khi những học giả được nhận việc như một Thư viện viên trong nhiều Thư viện của các Hoàng Đế, không có những tiêu chuẩn để đấnh giá vị trí và vai trò của một Thư viện viên. Ví dụ, Pompeius Macer, Thư viện viên đầu tiên của Thư viện Augustus, là một "praetor", một người làm việc trong cả quân đội và ngành Tư pháp. Sau này, cũng tại đây, Thư viện viên Gaius Julius Hyginus là một văn pham gia (grammarian)..[6]

Thời Trung đại

Những nhà Thờ Thiên Chúa giáo tại Châu Âu được xây dựng với nhiệm vụ giữ gìn trung tâm giáo dục của Thư viện sau sự sụp đổ của đế chế La Mã. Trong suốt thời kì này những cuốn sách đầu tiên (khác với cuộn giấy) trở nên phổ biến: giấy da codex. Trong các Tu viện, vai trò của các Thư viện viên là coi sóc "văn phòng chép sách" ("scriptorium") nơi các tu sĩ chép sách ra thành nhiều bản. Một vị tu sĩ tên là Anastasias đã ghi trước tên của ông từ "Bibliothecarius" (nghĩa gốc là "librarian-Thư viện viên") tại phần tác giả trong bản dich xuất sắc của ông về người Hy Lạp cổ đại.[3] Trong suốt thời kì này, những bục phát biểu, có những cuốn sách bị xích với nó vì mục đích bảo vệ, cũng được giới thiệu với mọi người.[3] Sự phân loại và tổ chức của những cuốn sách trong thời kì này thường là theo chủ đề hoặc thứ tự ABC, với những tài liệu lưu trữ được liệt kê trong một danh sách riêng. Sau này, những cá nhân được biết như là "librarius" bắt đầu biên mục, lưu trữ, phân loại một cách có quy tắc hơn..[3]

Trong thế kỉ 14, Các trường Đại học bắt đầu xuất hiện những thư viện và nhân viên được thuê để làm việc tại đó. Tại thời kì hoàng gia, Các quý tộc và các luật gia bắt đầu thành lập những thư viện của riêng mình như một biểu hiện cho vị trí trong xã hội. Vua Charles V của Pháp xây dựng Thư viện của mình và tổ chức nó như một người sưu tầm sách, một hành động thể hiện một phẩm chất quen thuộc của người Thư viện viên thời kì này.[2]

Thời kì khai sáng được xem là thời kì có nhiều sự ưu ái của giới quý tộc cho các Thư viện. Trong suốt thời kì này, Những thư viện tư nhân rất lớn được những quý tộc như Petrarch và Boccaccio xây dựng. Những Thư viện này được tài trợ bởi các Giáo hoàng, giai cấp hoàng gia, những người cao cấp những người mà thường xuyên gửi những người đại diện đi khắp Tây Âu để tìm những bản thảo trong những thư viện đang dần xuống cấp của các tu viện. Vì vậy, Những Thư viện thời Phục Hưng tàng trữ một khối lượng dồi dào các các tài liệu.[2] Trong khi những tài liệu của Thư viện này hầu như bị giới hạn sự phát triển, các Thư viện mở cửa cho dân chúng. Các Thư viện viên cần lập kế hoạch và tổ chức thư viện để đáp ứng nhu cầu của người dân.[3] Một công cụ để đạt được mục đích này là mục lục Thư viện, ra đời đầu tiên năm 1595..[3]

Thời Khai sáng

Trong suốt thế kỉ 16, Suy nghĩ tạo ra một Thư viện toàn cầu (Bibliotheca Universalis), Một danh sách cho tất cả sách in trên thế giới bắt đầu xuất hiện tại các học viện danh tiếng và các thư viện viên: Conrad Gessner, Gabriel Naudé, John Dury và Gottfried Leibniz.[3] Bốn Thư viện viên chịu trách nhiệm cho việc thành lập "Thư viện toàn cầu" là những cá nhân xuất sắc trong ngành Thư viện. Gabriel Naude xuất bản "Avis pour dresser une bibliothèque", chuyên khảo đầu tiên về ngành Thư viện.[3]  Trong chuyên khảo này, Naude nói rằng ông đã thu thập tất cả các thể loại sách, sách cũ và mới, sách nổi tiếng, sách ít người biết và sách của các tác giả vô thần. Ông cũng xây dựng những ý kiến về sự tổ chức và quản lý trong Thư viện để phát triển bộ sưu tập của Thư viện. Ông cũng góp phần làm cho các Thư viện cho phép người ngoài Thư viện mượn sách.[3]

John Dury được cho là nhà lý luận người Anh đầu tiên về Thư viện. Ông viết hai bức thư tới Samuel Hartlib liên quan đến nhiệm vụ của người Thư viện viên, những bức thư này xuất bản năm 1650 với nhan đề "The Reformed Librarie-Keeper" (Tạm dịch "Những cải thiện cho người Thư viện viên"). Ông cho rằng các Thư viện viên không chỉ nên quan tâm tới những cuốn sách mà còn phải có một sự giáo dục và sự hiểu biết chuyên môn tốt để tăng tiêu chuẩn của ngành Thư viện. Ngoài ra, Ông chủ trương rằng những người Thư viện viên xứng đáng được nhận lương để sử dung sức lực của họ cho việc hoàn thành toàn bộ khối lượng của công việc Thư viện.[3] Gottfried Leibniz ủng hộ quan điểm cho rằng người Thư viện viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc hỗ trợ sự học. Ông có công trong việc thêm những sách Khoa học vào bộ sưu tập của Thư viện bên cạnh sách văn học tẻ nhạt, bình thường.[3]

Một trong những người có đóng góp lớn cho ngành Thư viện khác trong thời kì nay là Sir Thomas Bodle. Ông từ bỏ nghề ngoại giao và xây dựng một Thư viện Bodleian của Oxford. Ông có công trong việc xây dựng Thư viện có mục đích rõ ràng đầu tiên của thời hiện đại.[3] Những người giúp đỡ Bodley được goi là "Protobibliothecarius Bodleianus", thư viện viên của Bodley. Họ sẽ nhận được £40 một năm.[3] Ý tưởng tập hợp những Thư viện viên này tiếp tục phát triển vào thế kỉ 17. Với những ý tưởng về "Thư viện toàn cầu" (Bibliotheca Universalis), các Thư viện thay đổi. Tài liệu của Thư viện trở nên đa dạng hơn, bao gồm văn học giải trí cũng như văn học mang tính học thuật cao. Tại thời điểm này, Thư viện hoàn toàn mở cửa phục vụ dân chúng, và không còn giới hạn về người đến đọc.

Thư viện Quốc gia Pháp| Tại Pháp vào thế kỉ 18, hai Thư viện viên, Hubert-Pascal Ameilhon và Joseph Van Praet, lựa chọn và phân loại trên 300 000 cuốn sách và bản thảo viết tay là tài sản của Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale).[3]  Trong suốt cách mạng Pháp, các Thư viện viên khẳng định rằng trách nhiệm duy nhất của việc lựa chọn sách là để công dân của quốc gia sử dụng. Hành động này đã dẫn đến sự phổ biến khái niệm về dịch vụ của dịch vụ trong Thư viện hiện đại: Sự mở rộng tính dân chủ của các dịch vụ trong thư viện đối với cộng đồng, không quan tâm đến sự giàu có hay sự giáo dục.[3]

Thời hiện đại

Trong khi có rất nhiều những Thư viện viên làm việc toàn thời gian vào thế kỉ thứ 18, tính chuyên nghiệp của nghề Thư viện thật sự xuất hiện vào thế kỉ thứ 19, bằng chứng là sự xuất hiện của trường đào tạo Thư viện đầu tiên, trường Đại học đầu tiên, những hiệp hội chính thức và thủ tục cấp phép đầu tiên.[7][8] Tại Anh vào năm 1870, một cơ hội nghề nghiệp mới mở ra cho phụ nữ trong Thư viện. Nó được tuyên bố là một nghề nghiệp "rất phù hợp với phụ nữ". Trước năm 1920, số lượng phụ nữ và đàn ông là bằng nhau trong nghề thư viện, nhưng số lượng phụ nữ tăng vượt lên trước năm 1930 và chiếm 80% trước năm 1960.[9] Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển biến này bao gồm những tổn thất về nhân khẩu học trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các quy định của Luật Thư viên công cộng năm 1919, các hoạt động xây dựng thư viện của "the Carnegie United Kingdom Trust", sự ủng hộ việc làm trong thư viện dành cho phụ nữ từ phía văn phòng trung ương (the Central Bureau)..[10] Ở Vương quốc Anh, nhiều bằng chứng cho thấy rằng chính phủ Bảo thủ bắt đầu thay  thư viện viên chuyên nghiệp cho tình nguyện viên trong năm 2015-2016.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủ_thư http://alia.org.au/education/ http://www.alia.org.au/education/qualifications/li... http://www.alia.org.au/education/qualifications/te... http://www5.hrsdc.gc.ca/NOC/English/NOC/2006/Profi... http://www5.hrsdc.gc.ca/NOC/English/NOC/2006/Quick... http://3dprint.com/53234/3d-systems-100-libraries/ http://eds.a.ebscohost.com/eds/pdfviewer/pdfviewer... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.bls.gov/oco/ocos068.htm http://www.bls.gov/oco/ocos068.htm/